Đường sắt Cát Linh-Hà Đông được bàn giao, khai thác thương mại

Dự án đường sắt đô thị Cát Linh-Hà Đông được bàn giao và khai thác thương mại có ý nghĩa quan trọng trong giao thông công cộng và khởi đầu cho quy hoạch đường sắt.
Dự án đường sắt Cát Linh-Hà Đông chính thức được bàn giao, đưa vào vận hành khai thác thương mại. (Ảnh: Huy Hùng/TTXVN)
Dự án đường sắt Cát Linh-Hà Đông chính thức được bàn giao, đưa vào vận hành khai thác thương mại. (Ảnh: Huy Hùng/TTXVN)

Dự án đường sắt đô thị Cát Linh-Hà Đông sau 10 năm khởi công và xây dựng đã chính thức được Bộ Giao thông Vận tải bàn giao cho thành phố Hà Nội để đưa vào khai thác thương mại trong sáng nay (ngày 6/11).

Phát biểu tại lễ bàn giao đường sắt đô thị Cát Linh-Hà Đông, Thứ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Nguyễn Ngọc Đông cho biết kết cấu hạ tầng giao thông được Chính phủ và Hà Nội quan tâm đầu tư để giảm ùn tắc giao thông, đẩy mạnh đầu tư vận tải hành khách công cộng. Theo quy hoạch Hà Nội xây dựng 10 tuyến đường sắt đô thị kết nối xuyên tâm và vành đai tới các khu đô thị, trong đó có tuyến Cát Linh-Hà Đông là dự án đường sắt đô thị thí điểm đầu tiên được xây dựng.

Thứ trưởng Đông cho rằng để có thể phát huy hiệu quả tối đa của dự án cần phải có sự kết nối đồng bộ giữa các loại hình giao thông khác cũng như sớm hoàn thiện hệ thống mạng lưới đường sắt đô thị theo quy hoạch phát triển giao đã được thông qua.

“Bộ Giao thông Vận tải yêu cầu Ban quản lý dự án đường sắt chỉ đạo Tổng thầu EPC (Trung Quốc) phối hợp chặt chẽ với Công ty Trách nhiệm hữu hạn Một thành viên Đường sắt Hà Nội (Metro Hà Nội) trong quá trình khai thác, vận hành, bảo hành hệ thống,” Thứ trưởng Đông nói.

[Hà Nội: Bàn giao, đưa vào vận hành tuyến đường sắt đô thị đầu tiên]

Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội Dương Đức Tuấn cho biết quy hoạch mạng lưới đường sắt đô thị Hà Nội đến năm 2030, thành phố sẽ có 10 tuyến với tổng chiều dài 417,8km.

Với tiến độ hiện nay, 8-10 năm mới xây dựng được một tuyến đường sắt đô thị nên việc huy động nguồn vốn ODA cần có bước đột phá để xây dựng vì đây là loại hình vận tải khối lượng lớn nên cần được quan tâm đầu tư, đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân.

“Dự án đường sắt đô thị Cát Linh-Hà Đông có ý nghĩa quan trọng trong giao thông công cộng và khởi đầu cho quy hoạch đường sắt. Thành phố Hà Nội đã chỉ đạo các Sở ngành, địa phương có liên quan phối hợp với chủ đầu tư thực hiện triển khai dự án về công tác giải phóng mặt bằng. Đến nay, công trình được hoàn thành và chấp nhận nghiệm thu, chuẩn bị đủ nhân lực, năng lực quản lý, xây dựng kế hoạch tiếp nhận bàn giao để vận hành khai thác,” Phó Chủ tịch Dương Đức Tuấn nhấn mạnh.

Đường sắt Cát Linh-Hà Đông được bàn giao, khai thác thương mại ảnh 1Lãnh đạo Bộ Giao thông Vận tải và thành phố Hà Nội tại lễ bàn giao dự án đường sắt đô thị Cát Linh-Hà Đông. (Ảnh: CTV/Vietnam+)

Đánh giá cao sự nỗ lực của Ban quản lý dự án đường sắt, Tổng thầu EPC, các sở ngành và địa phương nơi tuyến đường sắt đi qua, công nhân lao động đã nỗ lực thi công đưa dự án vào vận hành và khai thác, tuy nhiên, ông Tuấn cũng cho rằng, dự án này thành phố cũng đã rút ra nhiều bài học để nhằm triển khai dự án sau.

Thành phố Hà Nội đề nghị Metro Hà Nội tổ chức tiếp nhận, vận hành tàu an toàn chính xác, bảo trì phương tiện và hạ tầng kỹ thuật, khai thác nhà ga có hiệu quả; Sở Giao thông Vận tải tổ chức giao thông công cộng kết nối an toàn./.

Tháng 10/2011, dự án chính thức được khởi công xây dựng và cơ bản hoàn thành công tác thi công xây dựng, lắp đặt thiết bị vào tháng 11/2018. Từ tháng 12/2018, dự án thực hiện căn chỉnh đồng bộ, vận hành thử kỹ thuật và vận hành thử nghiệm.

Ngày 29/10/2021, Hội đồng Kiểm tra Nhà nước đã đồng ý kết quả nghiệm thu có điều kiện của chủ đầu tư để đưa tuyến đường sắt Cát Linh-Hà Đông vào khai thác.

Dự án đường sắt đô thị Hà Nội tuyến Cát Linh-Hà Đông có tổng chiều dài chính tuyến 13,05km, điểm đầu là ga Cát Linh, điểm cuối là ga Yên Nghĩa, có 12 nhà ga trên cao; mua sắm 13 đoàn tàu, tốc độ tối đa 80km/giờ, tốc độ khai thác là 35km/giờ; thời gian chạy tàu từ Cát Linh đến Hà Đông (hoặc ngược lại) là 23,63 phút; khi đưa vào khai thác thương mại sẽ hoạt động liên tục từ 5 giờ-23 giờ hàng ngày.

Khung giờ cao điểm, các đoàn tàu chạy giãn cách với tần suất 6 phút có một đoàn tàu cập ga với sức chở tối đa 960 người/đoàn. Trong giờ bình thường tàu được khai thác 10 phút/chuyến. Lưu lượng vận chuyển tối đa đạt 1,02 triệu người/ngày.

Tổng mức đầu tư điều chỉnh của dự án là 18.001,5 tỷ đồng (tương đương 868 triệu USD) sử dụng vốn vay của Chính phủ Trung Quốc và vốn đối ứng trong nước.

Sáng 6/11, Bộ Giao thông vận tải đã bàn giao cho thành phố Hà Nội dự án đường sẳ đô thị tuyến Cát Linh-Hà Đông để khai thác. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Sáng 6/11, Bộ Giao thông vận tải đã bàn giao cho thành phố Hà Nội dự án đường sẳ đô thị tuyến Cát Linh-Hà Đông để khai thác. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Tuyến đường sắt Cát Linh-Hà Đông sẽ miễn phí cho tất cả hành khách đi tàu trong 15 ngày đầu vận hành. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Tuyến đường sắt Cát Linh-Hà Đông sẽ miễn phí cho tất cả hành khách đi tàu trong 15 ngày đầu vận hành. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Trước đó ngày 29/10, Hội đồng Kiểm tra Nhà nước về công tác nghiệm thu công trình xây dựng (Hội đồng) tổ chức kiểm tra hiện trường, họp đánh giá kết quả nghiệm thu hoàn thành công trình đường sắt đô thị Hà Nội tuyến Cát Linh-Hà Đông. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Trước đó ngày 29/10, Hội đồng Kiểm tra Nhà nước về công tác nghiệm thu công trình xây dựng (Hội đồng) tổ chức kiểm tra hiện trường, họp đánh giá kết quả nghiệm thu hoàn thành công trình đường sắt đô thị Hà Nội tuyến Cát Linh-Hà Đông. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Sau cuộc họp, Hội đồng đã chấp thuận đồng ý kết quả nghiệm thu có điều kiện của chủ đầu tư để đưa công trình vào khai thác giai đoạn đầu. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Sau cuộc họp, Hội đồng đã chấp thuận đồng ý kết quả nghiệm thu có điều kiện của chủ đầu tư để đưa công trình vào khai thác giai đoạn đầu. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Lãnh đạo Hanoi Metro cho biết trong 6 tháng đầu, giờ mở tuyến là 5 giờ 30 tới 20 giờ. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Lãnh đạo Hanoi Metro cho biết trong 6 tháng đầu, giờ mở tuyến là 5 giờ 30 tới 20 giờ. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Một tuần đầu, các đoàn tàu chạy với tần suất 15 phút/chuyến, tuần thứ 2 chạy 10 phút/chuyến. Nếu khách đông, Hanoi Metro sẽ lập tức điều chỉnh để đáp ứng nhu cầu. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Một tuần đầu, các đoàn tàu chạy với tần suất 15 phút/chuyến, tuần thứ 2 chạy 10 phút/chuyến. Nếu khách đông, Hanoi Metro sẽ lập tức điều chỉnh để đáp ứng nhu cầu. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Sau 6 tháng, giờ hoạt động của tàu sẽ tăng lên từ 5h30 đến 22 giờ 30. Giờ bình thường chạy 10 phút/chuyến, giờ cao điểm là 6 phút/chuyến. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Sau 6 tháng, giờ hoạt động của tàu sẽ tăng lên từ 5h30 đến 22 giờ 30. Giờ bình thường chạy 10 phút/chuyến, giờ cao điểm là 6 phút/chuyến. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Tại các khu vực nhà ga, hành khách có thể dễ dàng mua vé tại quầy hoặc tự mua vé tại các máy bán vé. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Tại các khu vực nhà ga, hành khách có thể dễ dàng mua vé tại quầy hoặc tự mua vé tại các máy bán vé. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Hành khách cũng sẽ được nhận các quyển sổ tay hướng dẫn sử dụng dịch vụ đi tàu. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Hành khách cũng sẽ được nhận các quyển sổ tay hướng dẫn sử dụng dịch vụ đi tàu. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Để đưa tuyến đường sắt Cát Linh-Hà Đông vào khai thác, Công ty Trách nhiệm hữu hạn một thành viên Đường sắt đô thị Hà Nội đảm bảo đội ngũ nhân sự, cấp giấy phép lái tàu cho 36 nhân sự được đào tạo nghiệp vụ tại Trung Quốc và trong nước đủ điều kiện tiêu chuẩn. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Để đưa tuyến đường sắt Cát Linh-Hà Đông vào khai thác, Công ty Trách nhiệm hữu hạn một thành viên Đường sắt đô thị Hà Nội đảm bảo đội ngũ nhân sự, cấp giấy phép lái tàu cho 36 nhân sự được đào tạo nghiệp vụ tại Trung Quốc và trong nước đủ điều kiện tiêu chuẩn. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Sảnh chờ khu vực nhà ga Cát Linh rộng rãi đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân Thủ đô. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Sảnh chờ khu vực nhà ga Cát Linh rộng rãi đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân Thủ đô. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Để đưa tuyến đường sắt Cát Linh-Hà Đông vào khai thác, Công ty Trách nhiệm hữu hạn một thành viên Đường sắt đô thị Hà Nội đảm bảo đội ngũ nhân sự, cấp giấy phép lái tàu cho 36 nhân sự được đào tạo nghiệp vụ tại Trung Quốc và trong nước đủ điều kiện tiêu chuẩn. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Để đưa tuyến đường sắt Cát Linh-Hà Đông vào khai thác, Công ty Trách nhiệm hữu hạn một thành viên Đường sắt đô thị Hà Nội đảm bảo đội ngũ nhân sự, cấp giấy phép lái tàu cho 36 nhân sự được đào tạo nghiệp vụ tại Trung Quốc và trong nước đủ điều kiện tiêu chuẩn. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Hệ thống quẹt thẻ đi tàu cho hành khách. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Hệ thống quẹt thẻ đi tàu cho hành khách. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Dự án đường sắt đô thị Cát Linh-Hà Đông dài 13,05 km đi hoàn toàn trên cao, trên tuyến có 12 nhà ga; điểm đầu và cuối tuyến ga Cát Linh (phố Cát Linh, quận Ba Đình, Hà Nội) và ga Yên Nghĩa (bến xe Yên Nghĩa, quận Hà Đông). (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Dự án đường sắt đô thị Cát Linh-Hà Đông dài 13,05 km đi hoàn toàn trên cao, trên tuyến có 12 nhà ga; điểm đầu và cuối tuyến ga Cát Linh (phố Cát Linh, quận Ba Đình, Hà Nội) và ga Yên Nghĩa (bến xe Yên Nghĩa, quận Hà Đông). (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Dự án có 13 đoàn tàu, dự kiến giai đoạn đầu sẽ khai thác 4-6 đoàn tàu, với thời gian 10-15 phút/chuyến. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Dự án có 13 đoàn tàu, dự kiến giai đoạn đầu sẽ khai thác 4-6 đoàn tàu, với thời gian 10-15 phút/chuyến. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Sau 15 ngày đầu vận hành miễn phí, giá vé tàu đường sắt Cát Linh-Hà Đông được tính theo quãng đường di chuyển của hành khách, trong đó tối đa 15 ngàn đồng/lượt nếu đi toàn tuyến và thấp nhất là 8 ngàn đồng với quãng ngắn nhất. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Sau 15 ngày đầu vận hành miễn phí, giá vé tàu đường sắt Cát Linh-Hà Đông được tính theo quãng đường di chuyển của hành khách, trong đó tối đa 15 ngàn đồng/lượt nếu đi toàn tuyến và thấp nhất là 8 ngàn đồng với quãng ngắn nhất. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Giá vé ngày 30 ngàn đồng/người (không giới hạn số lượt đi lại trên tuyến theo ngày).
Giá vé ngày 30 ngàn đồng/người (không giới hạn số lượt đi lại trên tuyến theo ngày).
Giá vé tháng có các mức 200 ngàn đồng/người cho hành khách phổ thông; 100 ngàn đồng/người cho học sinh, sinh viên, người lao động tại các khu công nghiệp. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Giá vé tháng có các mức 200 ngàn đồng/người cho hành khách phổ thông; 100 ngàn đồng/người cho học sinh, sinh viên, người lao động tại các khu công nghiệp. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Người lao động tại các văn phòng, công sở, doanh nghiệp ngoài khu công nghiệp mua vé tháng theo hình thức tập thể, được áp dụng mức 140 ngàn đồng/người/tháng. Người có công, người cao tuổi, người khuyết tật, trẻ em dưới 6 tuổi, nhân khẩu thuộc hộ nghèo được miễn vé. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Người lao động tại các văn phòng, công sở, doanh nghiệp ngoài khu công nghiệp mua vé tháng theo hình thức tập thể, được áp dụng mức 140 ngàn đồng/người/tháng. Người có công, người cao tuổi, người khuyết tật, trẻ em dưới 6 tuổi, nhân khẩu thuộc hộ nghèo được miễn vé. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Sau khi tiếp nhận dự án, Hà Nội sẽ tổ chức đồng thời các tuyến xe buýt kết nối ngay với tuyến đường sắt đô thị Cát Linh-Hà Đông. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Sau khi tiếp nhận dự án, Hà Nội sẽ tổ chức đồng thời các tuyến xe buýt kết nối ngay với tuyến đường sắt đô thị Cát Linh-Hà Đông. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Cụ thể, tại vị trí 12 nhà ga thuộc tuyến đường sắt đô thị Cát Linh-Hà Đông, sẽ bố trí các tuyến xe buýt kết nối ở mức thuận tiện, để hành khách đi lại thuận lợi, trung chuyển từ đường sắt sang xe buýt. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Cụ thể, tại vị trí 12 nhà ga thuộc tuyến đường sắt đô thị Cát Linh-Hà Đông, sẽ bố trí các tuyến xe buýt kết nối ở mức thuận tiện, để hành khách đi lại thuận lợi, trung chuyển từ đường sắt sang xe buýt. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Dự án đường sắt Cát Linh-Hà Đông được phê duyệt ban đầu có tổng mức đầu tư 868 triệu USD, tốc độ thiết kế tối đa 80km/h, toàn bộ tuyến là tuyến trên cao, có 12 nhà ga, khoảng cách giữa các ga là 1152,3 m. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Dự án đường sắt Cát Linh-Hà Đông được phê duyệt ban đầu có tổng mức đầu tư 868 triệu USD, tốc độ thiết kế tối đa 80km/h, toàn bộ tuyến là tuyến trên cao, có 12 nhà ga, khoảng cách giữa các ga là 1152,3 m. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Toàn tuyến xây dựng một khu depot đặt tại phía Đông Nam ga tàu Hà Đông, diện tích khoảng 26,2 ha, bao gồm 17 đơn thể và các công trình ngoài trời liên quan, thiết bị công nghệ khu depot... Đây là dự án đường sắt đô thị đầu tiên tại Việt Nam áp dụng kỹ thuật Trung Quốc. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Toàn tuyến xây dựng một khu depot đặt tại phía Đông Nam ga tàu Hà Đông, diện tích khoảng 26,2 ha, bao gồm 17 đơn thể và các công trình ngoài trời liên quan, thiết bị công nghệ khu depot... Đây là dự án đường sắt đô thị đầu tiên tại Việt Nam áp dụng kỹ thuật Trung Quốc. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Những hành khách đầu tiên được trải nghiệm hệ thống đường sắt đô thị đầu tiên của Hà Nội. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Những hành khách đầu tiên được trải nghiệm hệ thống đường sắt đô thị đầu tiên của Hà Nội. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Những hành khách đầu tiên được trải nghiệm hệ thống đường sắt đô thị đầu tiên của Hà Nội. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Những hành khách đầu tiên được trải nghiệm hệ thống đường sắt đô thị đầu tiên của Hà Nội. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)

(Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục